Từ dịch vụ bán lẻ mới của Alibaba cho đến thương mại đa kênh liên thông (OmniChannel Commerce), chuyên gia thương mại điện tử Trung Quốc Michael Zakkour xác định 7 xu hướng bán lẻ chính vào năm 2020, tác động của COVID-19 đến bán lẻ và các chiến lược trong tương lai mà các công ty cần áp dụng để thành công.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong thương mại điện tử, chuyên gia thương mại điện tử Trung Quốc Michael Zakkour, là tác giả bán chạy nhất của “Siêu khách hàng của Trung Quốc” và “Cuộc cách mạng bán lẻ mới”, đã dành thời gian của mình để xem xét tương lai của ngành bán lẻ. Nổi bật trên CNN, BBC, Tạp chí Phố Wall và Forbes, ông là người có tiếng về thương mại điện tử, chiến lược Bán lẻ mới và người tiêu dùng Trung Quốc hiện đại – những chủ đề mà ông đã nói tại Yale, UPENN, NYU và Columbia. Ông bắt đầu mối quan tâm của mình đối với hành vi tiêu dùng toàn cầu từ rất sớm. Ông chia sẻ: “Tôi lớn lên vào một trong những thời kỳ bùng nổ về kinh doanh lớn nhất của mọi thời đại – sự ra đời của Internet và thương mại điện tử”. Lấy những ví dụ điển hình như Alibaba, JD, Amazon và Walmart, ông giải thích, “nếu bạn nghĩ về các công ty lớn nhất thế giới hiện nay, tất cả họ đều có sự kết hợp giữa công nghệ và thương mại điện tử, có liên quan đến Trung Quốc, và logistics là lợi thế cạnh tranh của họ. Đó là điều thực sự thúc đẩy tôi hợp tác với các công ty trong việc chuyển đổi số hoàn toàn cho họ, bằng cách hình dung lại cách họ sản xuất, vận chuyển, bán và mua mọi thứ để thúc đẩy thương mại số, Trung Quốc và logistics”.
Bị cuốn theo sự điên cuồng đổi mới của thời đại, ông đã ra mắt công ty tư vấn tiếp thị Trung Quốc China BrightStar vào năm 2005, sau đó được mua lại bởi công ty tư vấn Tompkins International. Tuy nhiên, vào năm 2019, ông đã rời đi để khởi nghiệp công ty tư vấn 5 New Digital, hoạt động ở Hồng Kông, Thượng Hải và New York, giúp các doanh nghiệp thích nghi với cuộc cách mạng công nghiệp số. Ông giải thích về triết lý của mình: “Đối với tôi, nó không chỉ là kinh doanh. Nó là tầm ảnh hưởng mà tôi có thể có trong việc liên tục xây dựng những cầu nối giữa các nền văn hóa và con người trên toàn cầu”. “Tôi nghĩ đó là cơ hội để tôi theo đuổi đam mê xây dựng các tổ chức bền vững và những mối quan hệ tập trung vào sự đa dạng và toàn diện.”
Michael cân nhắc tới 7 xu hướng bán lẻ lớn sẽ định hình từ năm 2020 trở đi – và những xu hướng có thể giúp các nhà bán lẻ vượt qua cơn bão Covid-19.
Xu hướng 1
COVID-19 sẽ chứng kiến sự tăng tốc đối với các công nghệ số tích hợp về bán lẻ
Với sự lan rộng nhanh chóng của COVID-19, ngành bán lẻ đang thích nghi nhanh chóng để đáp ứng sự thay đổi lớn trong nhu cầu của người tiêu dùng, bao gồm cả việc “đặt nhiều nguồn lực vào giao dịch kỹ thuật số, tiếp thị kỹ thuật số và duy trì và củng cố tính toàn vẹn của chuỗi cung ứng và cơ sở hạ tầng logistics của họ”, Michael nói.
“Trong ngắn hạn, cuộc khủng hoảng sẽ nện một đòn xuống các công ty và các mô hình đã mọc lên ở rìa. Trung tâm thương mại và cửa hàng bách hóa sẽ bị thu hẹp. Có khả năng, chỉ những phân khúc cao cấp và trên cao cấp sẽ sống sót. Những nhà bán lẻ truyền thống, giữa chừng, rủi ro gắn nhiều tới bất động sản và các cửa hàng truyền thống sẽ chết”.
Trong trung đến dài hạn, ông dự đoán rằng đại dịch sẽ thúc đẩy nhanh chóng việc áp dụng nhiều hình thức công nghệ bán lẻ – mọi thứ từ cửa hàng không tiền mặt, tự động ra vào khi mua sắm tại các cửa hàng tạp hóa đến việc áp dụng nhanh chóng các hệ sinh thái bán lẻ mới. “ Một sự tăng tốc về các giao dịch thương mại điện tử từ 12% lên khoảng 25-30% ở Mỹ và 25-60% ở Trung Quốc” cũng có thể được ghi trong sách, đánh dấu sự thay đổi lâu dài đối với việc sử dụng công nghệ số tích hợp cao trong bán lẻ.
Đối với những gì các công ty có thể làm, ông tư vấn cho các nhà tuyển dụng để “giữ càng nhiều nhân viên càng tốt. Nói chung, đây là những người vừa là người tiêu dùng và vừa là khách hàng. Nếu các nhà bán lẻ để mọi người ra đi, thì nhu cầu có thể mất nhiều năm mới phục hồi”. Thứ hai, ông tin tưởng mạnh mẽ rằng các nhà bán lẻ nên dành thời gian để thiết lập một lối mới cho thương mại số. “Làm những thứ mà tôi đã nói trong nhiều năm. Lùi lại, nắm lấy Bán lẻ mới và lên kế hoạch cho nó”.
Xu hướng 2
Tương lai không phải là giữa Nhấp và Gạch (Clicks versus Bricks) – Mà là Tích hợp
Cuộc cách mạng kỹ thuật số hiện nay liên quan đến việc “tích hợp toàn bộ công nghệ trực tuyến – ngoại tuyến, giải trí và logistics để tạo ra trải nghiệm hoàn toàn mới cho các nhà sản xuất, người bán và người mua hàng”, Michael nói. Thay vì đối lập giữa gạch vữa và thương mại điện tử, ông dự đoán rằng các công ty thành công nhất sẽ học cách tận dụng cả trực tuyến và ngoại tuyến trong một hệ thống tích hợp.
Điều này đang xảy ra. Các nhà bán lẻ truyền thống lớn như Walmart và Target đã chuyển sang kỹ thuật số, tập trung nỗ lực biến mô hình hiện tại của họ thành một hệ thống thương mại thống nhất. Đồng thời, các gã khổng lồ trên thị trường trực tuyến Amazon, Alibaba, JD và Tencent đang đi theo một cách khác khi “tích hợp thành công bán lẻ truyền thống vào thị trường mà đầu tiên là kỹ thuật số”. Đối với các thương hiệu chuyên về kỹ thuật số, ông tin rằng, “họ sẽ nhận ra rằng việc áp dụng mô hình OmniChannel trong giỏ hàng đó thực sự là chìa khóa cho sự bền vững vào năm 2020”.
Xu hướng 3
Bán lẻ truyền thống vẫn quan trọng – Nhưng nó sẽ thiên về Trải nghiệm
“Tại Hoa Kỳ, 85% các giao dịch vẫn được thực hiện truyền thống. Ở Trung Quốc, khoảng 80% tất cả các giao dịch vẫn được thực hiện trong môi trường ngoại tuyến”, theo Michael Michael giải thích. Bán lẻ vật lý sẽ tiếp tục đóng một vai trò lớn trong ngành bán lẻ, mặc dù chức năng của nó sẽ chuyển sang vai trò mang tính trải nghiệm hơn, mang đến cho khách hàng trải nghiệm thú vị, sự tương tác, để giải trí, thông báo và khuyến khích sự tham gia.
Các thương hiệu lớn bao gồm Nike, L’Occitane và Gucci đang thử nghiệm các cửa hàng ý tưởng, nội thất xứng đáng để Instagram và các thiết kế tích hợp ưu tiên việc tạo ra trải nghiệm khách hàng tuyệt vời (và đáng nhớ) mà mọi người sẽ nói đến. “Bạn biến nó thành trải nghiệm. Bạn số hoá nó. Bạn được kết nối với những gì bạn làm trực tuyến và bạn không quan tâm nếu việc bán hàng được thực hiện trong cửa hàng hay trực tuyến, miễn là chúng củng cố lẫn nhau.”
Xu hướng 4
Việc áp dụng OmniChannel sẽ tăng tốc trên toàn cầu – Bởi vì nó hiệu quả hơn
“Một điều tôi kỳ vọng chắc chắn là sự tăng tốc của quá trình các công ty toàn cầu áp dụng OmniChannel vào mô hình bán lẻ của họ”, Michael nói. Bán lẻ sẽ không còn tập trung vào các kênh đơn lẻ như bán lẻ truyền thống tại cửa hàng, thương mại điện tử hay các cửa hàng chớp nhoáng. Thay vào đó, ngành bán lẻ sẽ chuyển sang áp dụng các chiến lược toàn diện hơn, thừa nhận sự tương tác của người tiêu dùng trên toàn bộ hệ sinh thái và môi trường bán lẻ: “Chúng ta nên suy nghĩ về OmniChannel nơi tất cả các điểm chạm khách hàng của bạn có trọng lượng tương đương trong việc tạo ra mảng thương mại lớn và tốt hơn.”
Vậy điều này có ý nghĩa gì đối với các doanh nghiệp? “Bạn sẽ thấy OmniChannel và bán lẻ mới trở thành một chuẩn mực – và nó sẽ xuất hiện với các thương hiệu trực tiếp cho người tiêu dùng và thương hiệu chuyên về kỹ thuật số và nhận ra rằng chúng không thể thực sự mở rộng mà không có [bán lẻ] truyền thống hay không nhượng bộ đối với cách bán lẻ truyền thống”. Các công ty sẽ buộc phải tích hợp – ở mức tối thiểu – các yếu tố của OmniChannel để duy trì tính cạnh tranh.
Xu hướng 5
4 trụ cột của ngành bán lẻ tương lai: Lấy khách hàng làm trung tâm, tiện lợi, tuỳ biến và đóng góp
Để một thương hiệu thành công, Michael luôn tuân thủ nghiêm ngặt bốn trụ cột của bán lẻ: lấy khách hàng làm trung tâm, tiện lợi, tùy biến và đóng góp. “Hành trình bắt đầu với người tiêu dùng Trung Quốc – và điều này đang xảy ra ngày càng nhiều trên thế giới. Họ có một nhu cầu đơn giản, vượt trội – bạn gần như có thể vứt bỏ mọi thứ – và đó là, “Hãy chiều chuộng tôi nếu không tôi sẽ tìm thấy một thị trường, một thương hiệu, một nhà bán lẻ làm điều đó”.
Khi thị trường trở nên bão hòa hơn và người tiêu dùng có rất nhiều lựa chọn, tất cả sẽ đặt khách hàng lên hàng đầu, làm sao để mua hàng thuận tiện nhất có thể, tùy chỉnh sản phẩm của bạn để phù hợp với khách hàng và cho phép khách hàng đóng góp vào quy trình của bạn , thương hiệu và hoạt động, tất cả đều hợp tác để mang lại cho thương hiệu của bạn lợi thế cạnh tranh cần thiết để giành được khách hàng.
Xu hướng 6
Các công ty sẽ mở rộng quy mô nhanh hơn với các hệ sinh thái khổng lồ hiện có – Sau đó tự xây dựng hệ sinh thái của họ
Với sự gia tăng của các nền tảng bán lẻ khổng lồ như Alibaba, Amazon và JD, các công ty thứ ba nhỏ hơn ngày càng có khả năng tận dụng các chức năng hiện có của các nền tảng này để quảng bá thương hiệu của riêng họ và mở rộng quy mô nhanh hơn. “Ai đã xây dựng những hệ sinh thái khổng lồ này và làm thế nào để tôi tham gia tốt nhất vào hệ sinh thái và môi trường sống có sẵn cho tôi và tận dụng chúng?” Michael hỏi các công ty. “Nhưng đồng thời, làm thế nào để tôi xây dựng hệ sinh thái của riêng mình liên quan đến giải trí, logistics, xây dựng thương hiệu và trực tuyến -ngoại tuyến?”
Tuy nhiên, nhận xét về cách các hệ sinh thái cực kỳ phức tạp của Trung Quốc đã định hình lại quy trình bán lẻ, Michael nói thêm, “tại Trung Quốc, các hệ sinh thái này lớn hơn nhiều so với toàn cầu nên bạn phải làm ít hơn để xây dựng hệ sinh thái của riêng mình. Trong khi đó ở những nơi khác, công việc của bạn được phân chia đồng đều hơn giữa việc xây dựng quy trình sản xuất – vận chuyển- mua bán cho các hệ sinh thái sẵn có và sau đó là xây dựng phiên bản nhỏ hơn của riêng bạn để tự vận hành”.
Xu hướng 7
Các công ty sẽ phải tạo ra một phiên bản địa phương để phù hợp với thị trường – Hoặc không là thất bại
Bản địa hóa luôn là một khái niệm quan trọng trong bán lẻ, đặc biệt là khi người tiêu dùng giờ có thể truy cập các sản phẩm cạnh tranh, tiện lợi và được tùy biến; việc cung cấp dịch vụ cho đối tượng mục tiêu của bạn trở nên phù hợp hơn bao giờ hết. Lấy Trung Quốc làm ví dụ. “Chỉ đơn giản là cố gắng xuất khẩu thứ bạn tạo ra sang Trung Quốc sẽ không hiệu quả. Bạn cần xây dựng phiên bản Trung Quốc của nó”, Martin Michael giải thích.
Tư vấn cho các công ty đi sâu vào “bốn trụ cột” trong văn hóa, lịch sử, triết học và ngôn ngữ của thị trường mục tiêu của họ, ông tin rằng sự rà soát như vậy sẽ trở nên cần thiết để giúp người tiêu dùng gắn kết với thương hiệu của bạn. Michael giải thích, “tôi đã nói chuyện một lần với Trưởng bộ phận Quốc tế tại Disney và tôi hỏi ông ta những bài học ông ta đã học được là gì và ông ta nói, “Bài học lớn là khi chúng tôi vào Hồng Kông, chúng tôi đã xuất khẩu Disney sang Trung Quốc. Và nó đã không tốt lắm trong thời kỳ đầu. Khi chúng tôi xây dựng Disney Thượng Hải, chúng tôi đã xây dựng Disney Trung Quốc ngay từ đầu”.
Metro Magazine Pro.
[button url=”https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSd7rzcYetE4NY3WqP-FvLdO1oNkZtl1Rj3PqaST2AIbdFqkBQ/viewform” target=”_blank” color=”green” size=”medium” border=”false” icon=”” btn_content=”TRẮC NGHIỆM – DOANH NGHIỆP ĐÃ SẴN SÀNG LỰA CHỌN ERP”]