Citibank và bài học về giao diện UI trị giá 500 triệu USD

01/01/1970by scv

Vừa rồi ngân hàng Citibank bên Mỹ “chuyển nhầm” 900 triệu USD. Họ đòi được 400 triệu USD, nhưng những người khác tuyên bố không trả, để rồi thẩm phán tòa án tuyên bố Citibank không được đòi số tiền đã chuyển nhầm ấy. Cái chuyện thật như đùa ấy không chỉ có nguồn cơn từ sự bất cẩn của nhân viên ngân hàng, mà đó thực sự là bài học về giao diện người dùng mà Citibank phải trả với giá nửa tỷ USD. Phần mềm rối rắm, giao diện khó hiểu âu cũng là thứ góp phần gây ra sự bất cẩn nói trên.

Nhắc lại câu chuyện, Citibank là đại diện của nhãn hàng mỹ phẩm Revlon, đơn vị vốn đang nợ những nhà cung cấp dịch vụ tín dụng hàng trăm triệu USD. Ngày 11/8/2020, Citibank đáng lẽ ra chỉ phải gửi 7,8 triệu USD tiền lãi khoản vay cho những bên tín dụng. Nhưng cùng lúc, Revlon cũng đang tái cơ cấu các khoản nợ, trả tiền cho một vài bên, và gói những khoản nợ còn lại thành một gói vay mới. Điều này, kết hợp với giao diện rối rắm của phần mềm tên là Flexcube, đã khiến Citibank lỡ tay trả nhầm toàn bộ khoản nợ chính, số tiền đáng lẽ ra phải đến năm 2023 mới phải trả đầy đủ.

Hơn ai hết, có lẽ thẩm phán Jesse Furman đã mô tả hoàn hảo nhất toàn bộ sự việc này như sau:

“Trên Flexcube, cách dễ nhất (hoặc cũng có thể là cách duy nhất) để triển khai một giao dịch trả tiền lãi, đó là nhập dữ liệu vào hệ thống để trả toàn bộ khoản nợ, qua đó kích hoạt luôn tính năng trả tiền lãi cho tất cả những bên cho vay, nhưng khoản nợ chính sẽ được chuyển về một tài khoản “wash account”, một tài khoản nội bộ của Citibank, để chắc chắn rằng khoản tiền đó không rời khỏi ngân hàng, mà chỉ trả lãi. Trong trường hợp này, giao dịch được triển khai để trả một phần khoản nợ cộng lãi cho phía Angelo Gordon tính đến ngày 11/08/2020.”

Chí ít đó là những gì đáng lẽ phải xảy ra. Quá trình giao dịch, nhập dữ liệu thông tin vào phần mềm Flexcube được một đối tác ở Ấn Độ của Citibank tên là Arokia Raj thực hiện. Giao diện phần mềm khi thực hiện giao dịch trông như thế này:

Tinhte_Citibank1.png

Raj tưởng rằng chỉ cần tick ô bên cạnh trường “PRINCIPAL” và nhập số tài khoản wash account của Citibank vào đó là xong, khoản nợ gốc sẽ không rời khỏi nhà băng, chỉ có khoản lãi và một phần khoản nợ trả theo hạn sẽ đến tay các đơn vị tín dụng. Nhưng không. Nếu muốn tiền nợ gốc ở nguyên trong tài khoản, Raj phải nhập cả số tài khoản của Citibank vào hai trường “FRONT” và “FUND” như trong hình, nhưng anh đã không làm như vậy.

Quy trình của Citibank đòi hỏi ba người xác nhận một giao dịch lớn như vậy. Thứ nhất là Raj, thứ hai là một đồng nghiệp của anh ở Ấn Độ, và người thứ ba là một nhân sự cấp cao của Citibank tại Delaware, Vincent Fratta. Lỗi không chỉ thuộc về Raj, khi cả ba người đều “tưởng” rằng chỉ cần nhập số tài khoản của Citibank vào trường “PRINCIPAL” và ấn dấu tick là xong. Thậm chí khi xác nhận giao dịch, Fratta còn viết rõ: “Trông ổn rồi, phiền các anh tiếp tục. Khoản nợ chính sẽ về tài khoản wash.”

Tiếc thay điều đó không xảy ra. Sáng hôm sau khi kiểm tra theo thói quen nghề nghiệp, Raj nhận ra số liệu khác rất xa so với số liệu giao dịch hôm trước. Citibank đã lỡ tay gửi 900 triệu USD thay vì 7,8 triệu. Khi ấy, ngân hàng Mỹ cố gắng xin lại khoản tiền đã gửi nhầm. Một vài đơn vị tín dụng đồng ý, nhưng số khác thì không, khiến Citibank không thể đòi lại được 500 triệu USD còn lại.

Tinhte_Citibank3.jpg

Thông thường thì gửi nhầm cũng không sao, vì lỡ tay trả hết nợ trước thời hạn thì các đơn vị có liên quan cũng sẽ dễ dàng xin một khoản vay mới. Nhưng lần này thì hơi khác, vì một vài bên tín dụng đã không còn quan hệ thân thiện với cả Revlon lẫn Citibank. Đầu năm, khi đại dịch COVID-19 bùng nổ, Revlon gặp khó về tài chính và muốn vay thêm tiền để kinh doanh. Vậy là họ thuyết phục phần lớn các chủ nợ cho chuyển tài sản vốn đã thế chấp cho khoản vay trước đó để vay khoản mới.

Các chủ nợ của Revlon khá cáu chuyện này, vì nhỡ Revlon không còn khả năng trả nợ, thì họ coi như mất trắng khoản tiền đã cho vay lần trước, chỉ tịch biên được tài sản thế chấp của một trong hai khoản vay. Nỗi lo này thực ra không hề vẩn vơ. Revlon vẫn đang khó khăn, nhưng các bên cho vay nhỏ, vì điều khoản, không thể đòi nợ trước hạn. Và thế là sai lầm của Citibank chỉ với cái giao diện phần mềm đã giúp cho những đơn vị cho vay thu hồi khoản nợ mà họ tưởng chừng không thể nào đòi lại được nữa.

Nhưng ở khía cạnh khác, vì đã trả hơn một nửa số nợ của Revlon, Citibank có thể sẽ trở thành bên cho vay tín chấp mới của chính Revlon.

Tinhte dịch từ ArsTechnica

scv

Thông tin liên hệ
Liên hệ với chúng tôi
https://suitecloud.vn/wp-content/uploads/2023/07/VN-map.webp
SuiteCloud
Địa chỉ
Hà Nội: Số 1 Lương Yên, Phường Bạch Đằng, Quận Hai Bà Trưng


TP HCM: Republic Plaza, 18E Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình

SuiteCloud online
SuiteCloud's Social links
Cập nhật thông tin về chúng tôi trên mạng xã hội
Thông tin liên hệ
Liên hệ với chúng tôi
SuiteCloud
Trụ sở chính
https://suitecloud.vn/wp-content/uploads/2023/07/VN-map.webp
SuiteCloud online
SuiteCloud's Social links
Cập nhật thông tin về chúng tôi trên mạng xã hội

Copyright by SuiteCloud. All rights reserved.

Copyright by SuiteCloud. All rights reserved.