Doanh nghiệp có đang tìm kiếm một Giải pháp Đám mây thực sự?

30/06/2018by scv

Cloud vẫn được mọi người biết đến là nền tảng điện toán đám mây, bao gồm: public cloud, private cloud, hybrid cloud, SaaS, PaaS, IaaS – tất cả những loại đám mây này khiến cho ngay cả những người làm kinh tế giàu kinh nghiệm nhất, cũng như các chuyên gia IT hàng đầu cũng phải bối rối. Và, khi các nhà cung cấp mới xuất hiện, các công ty công nghệ lâu đời tìm kiếm các cách để xâm nhập thị trường, tạo ra các thuật ngữ mới, làm cho mọi thứ càng mơ hồ hơn, làm cho người mua công nghệ đang tìm kiếm một giải pháp hiệu quả với chi phí phù hợp đáp ứng nhu cầu của họ sẽ càng dễ “loạn” hơn.

Định nghĩa Cloud: Vậy Cloud là gì?

Cách dễ hiểu nhất, điện toán đám mây đơn giản là sử dụng máy tính của người khác qua Internet. Tuy nhiên, thị trường mua bán đã làm nó trở nên phức tạp hơn, với việc đưa ra nhiều các loại Cloud, tùy theo đặc điểm sử dụng, bao gồm:

Public Cloud: Các dịch vụ chia sẻ sẵn có cho mọi người sử dụng, bao gồm các ứng dụng, lưu trữ, cơ sở dữ liệu và phân tích. Về cơ bản, là nhiều người cùng sử dụng máy tính của người khác qua Internet.

Private Cloud: Cơ sở hạ tầng của đám mây được tạo ra cho một tổ chức duy nhất, với các chức năng đặc biệt như ảo hóa và quy mô kinh tế. Về cơ bản, là một công ty hoặc nhiều bộ phận của một công ty sử dụng một máy tính qua Internet.

Infrastructure-as-a-Service (IaaS) (Dịch vụ cơ sở hạ tầng): Không khác nhiều với Public Cloud, điểm khác của IaaS chính là cho khách hàng thuê khả năng xử lý của nền tảng điện toán đám mây, có thể mở rộng và giới hạn khi cần thiết. Khách hàng vẫn có thể duy trì, tùy chỉnh và cập nhật phần mềm. Các ví dụ về các tổ chức/doanh nghiệp sử dụng IaaS dễ thấy nhất bao gồm: DigitalOcean, Linode, Rackspace, Amazon Web Services (AWS), Cisco Metapod, Microsoft Azure và Google Compute Engine (GCE).

Platform-as-a-Service (PaaS) (Dịch vụ hệ điều hành): Với PaaS, nhà cung cấp không chỉ cung cấp các chức năng điện toán, mà còn cung cấp bao gồm cả nền tảng phát triển, cho phép khách hàng tự xây dựng các ứng dụng phần mềm riêng biệt, trong khi chia sẻ các dịch vụ. Một số ví dụ dễ thấy nhất về các tổ chức/doanh nghiệp sử dụng PaaS là: AWS Elastic Beanstalk, Windows Azure, Heroku, Force.com, Google App Engine và Apache Stratos.

Software-as-a-Service (SaaS) (Dịch vụ phần mềm): Với SaaS, nhà cung cấp sẽ cung cấp tất cả mọi thứ – từ khả năng xử lý, đến nền tảng phát triển và cả phần mềm. Khách hàng vừa chạy các ứng dụng qua trình duyệt Internet, vừa có thể cung cấp dữ liệu hoặc trích xuất dữ liệu họ cần. Điều quan trọng nhất thường bị bỏ qua, đó chính là SaaS có cấu ​​trúc đa người dùng, nghĩa là nhiều khách hàng đều sử dụng cùng một phiên bản của phần mềm vào cùng một thời điểm.
 

Tại sao lại là đa người dùng? 

Đa người dùng chính là sự khác biệt lớn, dùng để phân biệt đâu là giải pháp đám mây thật, đâu là giải pháp đám mây giả. Nhiều công ty phần mềm đã chuyển code và cơ sở kiến ​​trúc cũ sang Private Cloud và cung cấp Cloud như một dịch vụ công ty – đó là đám mây giả. Một nền tảng điện toán đám mây thực sự khác biệt với nền tảng đám mây giả ở những điểm sau:

Quy mô lớn với chi phí nhỏ

Vận hành một cách riêng lẻ các ứng dụng kinh doanh, dù là on-premise, với nhà cung cấp máy chủ hoặc với một nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng (IaaS) như Amazon, cũng không đáp ứng được nhu cầu tăng quy mô – giảm chi phí như của giải pháp đa người dùng. Một nhà cung cấp máy chủ, hay được biết đến là Application Service Provider (ASP), có thể giúp công ty tránh khỏi những rắc rối trong việc quản lý phần cứng, và sử dụng IaaS cho các ứng dụng có thể cho phép công ty khai thác chia sẻ tiện ích phần cứng. Tuy nhiên thì, việc tất cả các khách hàng đều sử dụng chung một phần mềm và chia sẻ phần cứng với nhau sẽ còn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nữa. Một số nhà cung cấp, và kể cả khách hàng, cho rằng chỉ các nhà cung cấp đám mây mới thu được lợi ích, nhưng các khách hàng cũng có lợi rất nhiều từ việc này – chỉ cần so sánh giá cả một chút là có thể biết được.

Không có phiên bản giới hạn

Khách hàng sử dụng Cloud, sử dụng giải pháp đa người dùng không phải lo lắng về việc bị kẹt với bốn phiên bản phần mềm máy chủ. Nếu hỏi khách hàng liệu họ có muốn phiên bản phần mềm mới nhất, thì câu trả lời là hầu như là “có”. Nhưng thật không may, các câu hỏi tiếp theo là “nó tốn bao nhiêu tiền và nó gây bao nhiêu rắc rối?”. Về những vấn đề đó, người sử dụng giải pháp đa người dùng không cần phải lo. Bởi, việc nâng cấp đã nằm trong gói dịch vụ và sẽ dần được cải thiện. Đây là điều mà nhiều người dùng luôn mong đợi sau những trải nghiệm của họ với các ứng dụng khách hàng.

Thích ứng với sự phát triển của thời đại

Những cải tiến tự động, định kỳ thường xuyên là đặc biệt quan trọng trong bối cảnh các quy định và tiêu chuẩn luôn thay đổi và được cải tiến. Ví dụ: khi Anh và EU thay đổi Thuế Giá trị gia tăng (VAT) trong năm 2008, 2009 và 2015, khách hàng của NetSuite không phải để tâm đến việc tải xuống và thử nghiệm phần mềm mới. Vì tất cả đều nằm trong cùng một phiên bản phần mềm, NetSuite đã cập nhật code và tất cả khách hàng đều có thể sử dụng những cập nhật mới nhất đó. Đối với khách hàng cài đặt phiên bản on-premise, họ phải tải xuống patch version, thử nghiệm khả năng hoạt động của phiên bản đó, và sau đó thử nghiệm tích hợp với bất kỳ hệ thống nào có khả năng bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của phiên bản. Còn khách hàng bị giới hạn bởi phiên bản cũ, dù là sử dụng cloud hay on-premise, thì đó còn là một vấn đề rất rắc rối hơn.

Tùy chỉnh theo nhu cầu của khách hàng

Các nhà cung cấp Cloud đích thực cung cấp một nền tảng tùy chỉnh cho phép khách hàng và đối tác không chỉ tùy chỉnh ứng dụng trên nền tảng của họ, mà còn đảm bảo rằng, tất cả các tuỳ chỉnh này vẫn tiếp tục hoạt động trong khi nhà cung cấp tung ra phiên bản mới. Điều này cho phép khách hàng có thể sử dụng các chức năng mới nhất ngay lập tức, mà không cần phải liên tục đặt lại các tuỳ chỉnh và tích hợp trước đây mỗi khi một phiên bản mới xuất hiện.

Đầu tư cho tương lai

Đa người dùng cũng có nghĩa là chi phí chi cho các ứng dụng không chỉ để duy trì nguyên trạng. Phí duy trì máy tính và phần mềm máy chủ đảm bảo bạn có thể cập nhật các phiên bản mới phát hành mỗi vài năm, mà không tính các chi phí đi kèm và sự gián đoạn khi nâng cấp. Với Cloud đích thực, bạn sẽ được sử dụng nhiều hơn số tiền phải chi cho nhà cung cấp, như NetSuite. Bạn đang dùng những gì mới nhất, cập nhật nhất mà chỉ cần bật máy lên là đã có. Người sử dụng Cloud đích thực được sử dụng tất cả những cập nhật mới nhất, do các nhà sản xuất phát hành mà không cần chờ đợi.

Sự khác biệt về giá đăng ký

Hầu hết các nhà cung cấp SaaS đa người dùng đều đã tính giải pháp của họ vào cơ cấu giá thuê bao, thường cho mỗi người dùng/năm. Điều này là có lợi cho cả khách hàng và nhà cung cấp. Đối với khách hàng, chi phí trả trước thấp hơn đáng kể so với các giải pháp thay thế phiên bản on-premise, và nhà cung cấp cần tiếp tục để có doanh thu. Nó cũng giúp giảm đáng kể các rủi ro. Trong khi một số nhà cung cấp Cloud cung cấp license vĩnh viễn, thì nếu việc triển khai thất bại hoặc khách hàng chuyển sang nhà cung cấp khác sau một khoảng thời gian ngắn, họ sẽ mất luôn khoản đầu tư trả trước đó, còn nhà cung cấp cuối cùng không phải chịu thiệt hại gì.

Không phải tất cả các nhà cung cấp Đám mây đều giống nhau

Ngoài Cloud đích thực/đa người dùng với Cloud giả/hosted debate, thì ngay cả trong lĩnh vực đa người dùng, không phải Cloud nào tạo ra cũng giống nhau. Ngay cả khi các nhà cung cấp dịch vụ đang cạnh tranh nhau trong việc Cloud hóa các ứng dụng cũ của họ, thì các công ty phần mềm mới cũng đang xây dựng các giải pháp Cloud của họ. Điều này đặt người mua vào tình thế khó lựa chọn: Tiếp tục sử dụng các nhà cung cấp cũ và hy vọng việc chuyển đổi sang đám mây diễn ra suôn sẻ, hoặc phải chọn một công ty phần mềm mới, không có lịch sử dịch vụ khách hàng lâu dài hoặc khoản vốn lớn để đảm bảo duy trì hoạt động, với phần mềm đám mây mới của họ. Tuy nhiên, khách hàng luôn có sự lựa chọn thay thế. Có một số ít các công ty hiểu cần phải xây dựng – thiết kế đám mây trước thì mới có thể bước vào thời kì phát triển cao độ và đạt được thành công cùng lượng khác hàng lớn, có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc phục vụ khách hàng và có nhiều nguồn lực để tiếp tục phát triển hơn.

Tìm kiếm và mua phần mềm điện toán đám mây nào phù hợp là cả một thử thách lớn. Với Cloud đích thực, khách hàng có được lợi ich là quy mô lớn với chi phí nhỏ, khả nảng cập nhật thường xuyên và chức năng mở rộng mà họ không thể làm được với các giải pháp máy chủ. Và với các công ty có uy tín như NetSuite, họ có các đối tác đầu tư lớn mạnh và liên tục cải tiến sản phẩm, đồng thời cung cấp khả năng bảo mật, thời gian hoạt động và sự linh hoạt mà nền kinh doanh hiện đại yêu cầu.

SuiteCloud là nhà cung cấp dịch vụ triển khai Oracle NetSuite tại Việt Nam, mang đến cho các doanh nghiệp Việt triển vọng phát triển kinh doanh một cách đột phá trong kỷ nguyên digital, với các giải pháp trên nền tảng đám mây đích thực (true cloud).

[button url=”https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSd7rzcYetE4NY3WqP-FvLdO1oNkZtl1Rj3PqaST2AIbdFqkBQ/viewform” target=”_blank” color=”green” size=”medium” border=”false” icon=”” btn_content=”TRẮC NGHIỆM – DOANH NGHIỆP ĐÃ SẴN SÀNG LỰA CHỌN ERP”]

 

 

scv

Thông tin liên hệ
Liên hệ với chúng tôi
https://suitecloud.vn/wp-content/uploads/2023/07/VN-map.webp
SuiteCloud
Địa chỉ
Hà Nội: Số 1 Lương Yên, Phường Bạch Đằng, Quận Hai Bà Trưng


TP HCM: Republic Plaza, 18E Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình

SuiteCloud online
SuiteCloud's Social links
Cập nhật thông tin về chúng tôi trên mạng xã hội
Thông tin liên hệ
Liên hệ với chúng tôi
SuiteCloud
Trụ sở chính
https://suitecloud.vn/wp-content/uploads/2023/07/VN-map.webp
SuiteCloud online
SuiteCloud's Social links
Cập nhật thông tin về chúng tôi trên mạng xã hội

Copyright by SuiteCloud. All rights reserved.

Copyright by SuiteCloud. All rights reserved.